Sơn tĩnh điện có sơn lại được không?

Sơn tĩnh điện có sơn lại được không? Đây là câu hỏi của không ít những khách hàng quan tâm và sử dụng loại sơn này. Trên thị trường hiện nay, việc sử dụng sơn tĩnh điện ngày càng phổ biến và được nhiều khách hàng quan tâm tin dùng. Thế nhưng, việc sơn tĩnh điện bị lỗi hoặc người dùng muốn sơn lại luôn là vấn đề thắc mắc của nhiều người. Để trả lời được câu hỏi này, trước tiên quý khách hàng cần nắm được những khái niệm, thông tin liên quan về sơn tĩnh điện trước nhé.

Sơn tĩnh điện là gì?

Để tìm hiểu sơn tĩnh điện có sơn lại được không? trước tiên cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời sơn tĩnh điện là gì? Sơn tĩnh điện được biết đến là loại sơn được sử dụng bằng nguyên lý điện tử để tạo lên sự bám dính cho màng sơn. Trong đó, bề mặt kim loại mang tích điện âm còn bột sơn tĩnh điện mang điện tích dương. Sơn tĩnh điện thường dựa theo nguyên lý hoạt động của dòng điện mang điện tích âm dương đi cùng với nhau. Chính vì thế, mà lớp sơn tĩnh điện thường đem lại chất lượng tốt, bề mặt sơn thường rất đồng đều và có sự gắn kết chặt chẽ với nhau. Tuy nhiên trong một số trường hợp bề mặt sơn chưa đạt yêu cầu sẽ cần tiền hành sơn lại.

Vậy có thể nói rằng sơn tĩnh điện là hoạt động phủ một lớp chất dẻo vào bề mặt kim loại. Có thể sử dụng một trong hai loại sơn phổ biến nhất hiện nay để sơn chính là nhựa nhiệt dẻo và nhựa nhiệt rắn. Trong quá trình sử dụng sơn tĩnh điện người thợ sơn sẽ phải cho sơn đi qua một thiết bị khác chính là súng sơn tĩnh điện để tạo ra hiệu ứng giữa bề mặt sơn và phần bột sơn.

Sơn tĩnh điện có sơn lại được không? 2
Sơn tính điện ngày càng được sử dụng phổ biến trên thị trường

Sơn tĩnh điện có sơn lại được không?

Có lẽ câu hỏi sơn tĩnh điện có sơn lại được không? là thắc mắc của không ít khách hàng và những người mới vào nghề mà chưa nắm chắc được kiến thức về lĩnh vực này. Câu trả lời là có thể sơn tĩnh điện lại được nhé. Thế nhưng, khi thực hiện việc sơn tĩnh điện lại sẽ làm giảm chất lượng bề mặt sơn tĩnh điện đôi chút. Nhưng quý khách hàng cũng có thể hoàn toàn yên tâm là nó không làm ảnh hưởng quá nhiều đến chất lượng thành phẩm. Do đó mà chúng ta hoàn toàn có thể hơn lại sơn tĩnh điện được nhé.

Những lỗi sơn tĩnh điện phải sơn lại

Khi thi công sơn tĩnh điện không thể tránh khỏi việc phát sinh một số lỗi ảnh hưởng đến bề mặt vật liệu sơn tĩnh điện. Sự việc này có thể phát sinh do việc vệ sinh chưa kỹ bề mặt vật liệu trước khi sơn hoặc có thể là do sự tác động của môi trường hoặc một vài nguyên nhân khác khiến cho sản phẩm không được như ý muốn. Khi gặp vấn đề này bắt buộc chúng ta phải sơn lại sơn tĩnh điện. Như đã trả lời ở trên, chúng ta hoàn toàn có thể sơn tĩnh điện lại được nhé. Dưới đây là chia sẻ của chúng tôi về một vài trường hợp và biện pháp để khắc phục các lỗi sơn tĩnh điện mà các bạn có thể áp dụng nhé.

1. Bề mặt sơn xuất hiện bong bóng, phồng rộp lên

Nguyên nhân xuất hiện các trường hợp này thường là do trong quá trình sấy không kỹ, làm sản phẩm vẫn còn những chỗ bị ẩm. Chính vì thế sau khi sơn tĩnh điện xong sau khoảng một thời gian thì các vị trí bị ẩm này sẽ bị nổi bọt, xuất hiện bong bóng phồng rộp lên. Hoặc cũng có thể do chất lượng sơn tĩnh điện không tốt, bốc hơi nhanh.

Cách khắc phục: Nhà sản xuất cần phải nhanh chóng đánh nhám để loại bỏ những vị trí bề mặt bị phồng rộp rồi tiến hành sơn tĩnh điện lại như bình thường. Lưu ý là để chất lượng bề mặt sơn tốt cần phải đánh nhám thật kỹ, thời gian sấy khô cần vừa đủ, đồng thời đòi hỏi thời gian giữa các lần sơn phải đủ thời gian quy định.

2. Bẫy không khí

Lỗi này thường xuất hiện trong trường hợp khi đã sơn tĩnh điện xong, nhưng vẫn có một số chỗ sơn ướt bọt không khí không thoát ra được. Chính vì vậy mà sau khi hoàn thành quá trình sơn tĩnh điện bề mặt vật liệu sẽ xuất hiện các vị trí bị nổi lên trên bề mặt sản phẩm. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do súng phun tập trung tại một vị trí quá lâu cùng với việc điều chỉnh chế độ không phù hợp.

Cách khắc phục: Các bạn hãy đánh nhám 1200 grit, đồng thời tiến hành phủ sơn lớp lại và rồi đánh bóng, sơn tĩnh điện lại bình thường.

3. Sơn tĩnh điện có sơn lại được không khi bị bám bụi?

Nguyên nhân dẫn đến lỗi này là do trước khi sơn tĩnh điện đã không vệ sinh sạch sẽ bề mặt sản phẩm một cách triệt để, hoặc có thể do bộ lọc không khí làm việc không tốt, hoặc môi trường có quá nhiều bụi bẩn làm cho sản phẩm sau khi sơn tĩnh điện vẫn còn tồn tại các đốm bụi nhỏ bám vào bề mặt sơn.

Cách khắc phục: Rất đơn giản là các bạn chỉ cần dùng nhám 1200 – 12500 grit rồi đánh bóng lại sản phẩm là được.

Xem thêm: Bảng màu sơn tĩnh điện chi tiết, phổ biến 2021

Sơn tĩnh điện có sơn lại được không?
Khi lớp sơn tĩnh điện bị bám quá nhiều bụi trong thời gian dài thì nên sơn lại để sản phẩm sáng bóng như mới

4. Những vết bẩn do phản ứng hoá học

Biểu hiện là xuất hiện những đốm không đồng màu trên bề mặt sản phẩm sơn tĩnh điện, có hiện tượng axit hóa. Trường hợp này thường xảy ra trong điều kiện môi trường bị nhiễm bẩn.

Cách khắc phục: Nếu lỗi bị nhẹ thì các bạn chỉ cần sử dụng xà phòng hay chất tẩy rửa để rửa sạch với nước nóng. Nếu lỗi bị nặng thì các bạn cần dùng giấy nhám 2000 – 2500 grit để đánh bóng sạch vết nhám rồi phủ sơn tĩnh điện lại như bình thường.

5. Nổi hạt mắt cá

Sau một thời gian sơn tĩnh điện thì Ở trên bề mặt sản phẩm thấy xuấ hiên nổi hạt như mắt cá. Nguyên nhân có thể là do việc vệ sinh không sạch một cách triệt để, vẫn bám dầu mỡ hay silicon.

Cách khắc phục: Nếu sơn tĩnh điện đã khô thì các bạn phải đánh nhám sạch mắt cá, sau đó phủ sơn tĩnh điện lại là được. Còn nếu bề mặt sơn vẫn còn ướt thì phải loại bỏ lớp sơn dung môi đi, vệ sinh lại thật kỹ và phủ sơn tĩnh điện lại từ đầu. 

6. Lỗi sơn tĩnh điện bị loang màu.

Sau khi đã sơn tĩnh điện các bạn thấy xuất hiện các vết loang trắng đục, nguyên nhân có thể là do sơn trong môi trường có độ ẩm cao. Khi tỉ lệ dung môi không đạt tiêu chuẩn hay sơn khô quá nhanh thì vết loang càng lớn.

Khắc phục bằng cách: Nếu vết loang quá lớn thì các bạn hãy đánh nhám bề mặt đi rồi sơn tĩnh điện lại.

Trên đây là một số thông tin giúp quý khách hàng trả lời cho câu hỏi sơn tĩnh điện có sơn lại được không. Hy vọng qua bài viết này đã giúp các bạn hiểu hơn về công nghệ sơn tĩnh điện.