Hiện nay trên thị trường thì màu sơn tĩnh điện khá đa dạng và có thể phun trơn mà còn tạo ra sắc thái. Sơn tĩnh điện thường có hai loại, đó là dạng bột và nước. Đối với những người lần đầu tiến hành pha trộn sơn tĩnh điện thì thật sự là một khó khăn không nhỏ, nếu như pha theo tiêu chuẩn không đúng thì chất lượng của sản phẩm sẽ không tốt.
Chính vì vậy, trước khi tiến hành sơn tĩnh điện thì các bạn cần lựa chọn loại sơn, màu sơn và cách sử dụng của từng loại. Hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu tới các bạn thông tin về sơn tĩnh điện cũng như những loại sơn và màu sơn tĩnh điện đang phổ biến nhất hiện nay.
Mục lục
Sơn tĩnh điện là gì?
Sơn tĩnh điện chính là việc phủ một lớp bột sơn lên bề mặt sản phẩm, giúp cho sản phẩm được sơn có được hoàn chỉnh về chất lượng và mẫu mã.
Một số loại sơn tĩnh điện phổ biến
1. EPOXY: Loại sơn này có khả năng chịu đựng được va đập ở mức độ nhẹ. Nó còn có tác dụng chống được sự ăn mòn và tăng độ bám dính cao trên bề mặt của sản phẩm. Nhưng loại sơn này lại không thể tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng của mặt trời được. Loại sơn này thường được sử dụng cho những sản phẩm trang trí trong nhà, nội thất trong xe và một số sản phẩm không chịu ảnh hưởng của ánh sáng mặt trời.
2. POLYESTER (Urethane và TGIC): Đây là loại sơn bột được sử dụng phổ biến trong sơn tĩnh điện, nó có thể là bột polyester hoặc hỗn hợp polyester. Loại sơn này có ưu điểm là độ bền cao và có thể sơn ở ngoài trời.
3. ACRYLIC: Loại sơn này chủ yếu sử dụng cho lớp sơn trong, lớp sơn này sẽ tạo độ mịn màng rõ ràng hơn rất nhiều so với các lớp sơn tĩnh điện khác. Ưu điểm của loại sơn này là có tính kháng hóa chất rất tốt.
4. FLUOROPOLYMER: Ưu điểm của loại sơn này là có đặc tính chống ánh nắng mặt trời tốt hơn so với các loại sơn tĩnh điện khác. Chính vì vậy, hầu như tất cả các công trình sơn tĩnh điện lớn nhỏ trên khắp cả nước thường sử dụng loại bột sơn này như tay nắm cửa kính, phụ kiện kính, trụ lan can…
Các loại màu sơn tĩnh điện
Hiện nay có rất nhiều các màu sơn tĩnh điện khác nhau, bao gồm những màu sơn tĩnh điện thông thường kèm theo đó là độ bóng khác nhau.
– Màu Crôm: Đây là loại bột có độ phản chiếu cao nhất, nhưng tên của nó lại có thể gây hiểu nhầm cho người dùng. Màu này có cùng đặc điểm giống như crôm là bạc và rất sáng bóng, nó sẽ không thực sự giống như màu mạ crôm thực.
– Màu vàng Candy: Có rất nhiều màu sắc và chúng thường có hiệu ứng mờ. Để có thể đạt được màu này thì các bạn cần phải có một lớp vỏ bọc bằng chất rôm hoặc bạc bên ngoài hoặc cũng có kết cấu mạ crôm và đánh bóng thực tế.
Đối với các loại bề mặt gồ ghề, lồi lõm và sần sùi, thì những lớp sơn tĩnh điện này thực sự cung cấp một kết cấu vật lý mà các bạn có thể nhìn thấy và cảm nhận, tất cả các kết cấu này chỉ có thể được thực hiện bằng sơn tĩnh điện mà thôi. Chúng thường có rất nhiều màu sắc và nhiều loại kết cấu khác nhau. Ngoài việc bổ sung thêm nhiều kiểu dáng độc đáo khác nhau thì sơn tĩnh điện còn có thể tạo thêm một số chức năng khác cho dản phâm như tăng độ bền và độ dẻo dai.
Một số ký hiệu cần biết về màu sơn tĩnh điện
Ký hiệu về chủng loại nhựa của sản phẩm
- E (Epoxy) Có nghĩa là khả năng chịu lực cao và chống ăn mòn hóa chất rất tốt. Môi trường thường được sử dụng: Trong nhà
- M (Hybrid): Có nghĩa là khả năng chịu nhiệt cao, chống gỉ sét và các chất tẩy rửa. Môi trường thường được sử dụng: Trong nhà
- S (Hybrid): Có nghĩa là hiệu ứng bề mặt cao và sắc nét, ứng dụng cho súng sơn tĩnh điện Tribo. Môi trường thường được sử dụng: Trong nhà
- P (Polyester): Có nghĩa là khả năng chịu được tia cực tím và phù hợp với mọi điều kiện thời tiết. Môi trường thường được sử dụng: Ngoài trời
- V (Polyester): Có nghĩa là khả năng chịu đựng với các điều kiện thời tiết khác nhau, ứng dụng thích hợp trong các kiến trúc với những vật phẩm bằng kim loại. Môi trường thường được sử dụng: Ngoài trời
Ký hiệu cho biết hiệu ứng bề mặt
- A: Có nghĩa là bề mặt phẳng với độ bóng từ 86 – 100%
- B: Có nghĩa là bề mặt phẳng với độ bóng từ 66 – 85%
- C: Có nghĩa là bề mặt phẳng với độ bóng từ 46 – 65%
- D: Có nghĩa là bề mặt phẳng với độ bóng từ 26 – 45%
- F: Có nghĩa là bề mặt phẳng với độ bóng từ 16 – 25%
- X: Có nghĩa là bề mặt phẳng với độ bóng từ 0 – 15%
- H: Có nghĩa là vân búa
- S: Có nghĩa là nhũ bạc
- T: Có nghĩa là nhám cát
- W: Có nghĩa là nhăn
Bài viết trên đây của chúng tôi đã giới thiệu tới tất cả các bạn về sơn tĩnh điện cũng như những loại sơn và màu sơn tĩnh điện đang phổ biến nhất hiện nay. Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp các bạn có thêm kiến thức về loại sơn này.
Có thể bạn quan tâm: