Tổng hợp các dụng cụ đánh bóng inox phổ biến trên thị trường

Trên thị trường có rất nhiều loại dụng cụ đánh bóng inox để sản xuất ra những sản phẩm như đồ dùng trong nhà, trong công nghiệp, y tế, như chậu rửa bát, tay nắm cửa kính inox, trụ cầu thang, muỗng,… Việc đánh bóng inox rất quan trọng, nó sẽ giúp sản phẩm sáng bóng như gương, tăng thêm tính thẩm mỹ và độ bền bỉ cho sản phẩm. Do đó, cùng chúng tôi tìm hiểu các dụng cụ đánh bóng inox sử dụng phổ biến trên thị trường nhé.

Đánh bóng inox là gì?

Đánh bóng inox là bước vô cùng quan trọng để xử lý bề mặt inox. Đây là quy trình không thể thiếu để giúp cho bề mặt inox thô ban đầu có độ sáng bóng như gương theo đúng yêu cầu của khách hàng. Ngoài ra, nó còn giúp hạn chế việc oxy hóa, loại bỏ những khiếm khuyết nhỏ trên sản phẩm inox trong suốt quá trình gia công, sản xuất và chế tạo thành sản phẩm.

Quá trình đánh bóng ĩn được thực hiện bằng cách sử dụng những tác nhân bên ngoài để tác động tới bề mặt của inox giúp tạo ra bề mặt sản phẩm chuẩn như yêu cầu sản xuất.

Dụng cụ đánh bóng inox 3
Đánh bóng inox là bước quan trọng để giúp bề mặt inox đẹp mắt và tính bền bỉ cao

Tổng hợp những dụng cụ đánh bóng inox phổ biến hiện nay

Những dụng cụ đánh bóng inox như:

  • Máy đánh bóng inox điện hóa DH1000
  • Máy tẩy mối hàn inox AA-MY59
  • Lơ đánh bóng inox
  • Kem đánh bóng inox
  • Bột đanh bóng inox
  • Phụ kiện đánh bõng inox
  • Sáp đánh bóng inox
  • Vật liệu đánh bóng inox
  • Miếng đánh bóng inox
  • Kem tẩy inox
  • Máy tẩy mối hàn inox
  • Máy điện hóa kim loại inox
  • Máy đánh bóng inox mini
  • Dung dịch đánh bóng điện hóa kim loại inox
  • Giấy mài P120, P240,  P600…
  • Máy chà cơ
  • Bánh mài
  • Đá mài
  • Vải mài
Dụng cụ đánh bóng inox 4
Những dụng cụ đánh bóng inox tốt nhất

Cách đánh bóng kim loại inox

Hiện nay có rất nhiều cách đánh bóng kim loại inox khác nhau để cho ra đời những sản phẩm khác nhau như đồ gia dụng, y tế, nội ngoại thất… Trong đó có các cách đánh bóng inox được áp dụng nhiều nhất như:

  • Đánh bóng inox bằng biện pháp cơ học: Đây là một trong những biện pháp sử dụng máy chà cơ trực tiếp lên bề mặt inox, phương pháp này chỉ áp dụng khi sản xuất những sản phẩm cao cấp, dễ đánh bóng và nó tốn nhiều chi phí nhân công
  • Cách đánh bóng inox bằng biện pháp hóa học: Cách này sử dụng hóa chất tẩy rửa inox, để lau chùi trực tiếp lên bề mặt, hoặc ngâm nhúng đơn giản để giúp bề mặt sản phẩm có độ sáng bóng và sạch đẹp hơn. Nhưng biện pháp này nếu không biết cách sử dụng đúng cách có thể gây ra tình trạng rỗ kim loại inox, phức tạp hơn nhiều do qua nhiều công đoạn hóa chất, và biện pháp này có độ bóng của sản phẩm không được cao, bề mặt inox bóng mờ.
  • Cách đánh bóng inox bằng biện pháp điện hóa inox: Đây là biện pháp kết hợp giữa hóa học và dòng diện với nhau. Nó được thiết kế theo toàn bộ hệ thống đánh bóng điện hóa inox gồm những bộ phận cấu thành như: bể chứa hóa chất, máy chỉnh lưu, bộ điện cực đồng và chì, hóa chất điện hóa inox.

Xem thêm: Top 3 loại máy đánh bóng inox cầm tay mới nhất 2021

Dụng cụ đánh bóng inox
Cách đánh bóng inox sáng như gương

Xem thêm: Tổng hợp những máy cắt inox chính xác, tốc độ cao

Quy trình đánh bóng inox đạt chuẩn

Bước 1: Loại bỏ mối hàn inox

  • Nếu bạn muốn sản phẩm inox của mình sáng bóng như gương thì bước đầu tiên rất quan trọng chính là loại bỏ mối hàn
  • Sử dụng bánh mài, đá mài có độ grit ~ 60 để gắn nó lên máy chà nhám và điều chỉnh tốc độ vòng xoay trong khoảng từ 5000 – 7000 vòng/phút. Khi thực hiện nhớ cẩn thận cân bằng mối hàn nhưng không để làm biến dạng bề mặt inox
  • Ngoài ra, nên chọn đĩa mài chất lượng cao để khả năng cắt mạnh mẽ hơn, tuổi thọ cao hơn, ít sinh nhiệt và có hình dạng tinh thể sắc nét sẽ giúp cho vết mài đẹp mắt, tránh những lỗi kỹ thuật gây ra chất lượng kém.

Bước 2: Chà nhám inox

  • Sauk hi đã loại bỏ được hết những mối hàn xấu xí mà không để lại lỗi kỹ thuật nào thì đến bước mài tính
  • Đầu tiên lấy giấy mài silic P120 rồi thiết lập máy chà nhám ở mức độ 4000 – 6000 vòng/phút. Khi di chuyển phải đồng đều theo góc 90 độ C từ ngoài vào tâm để đảm bảo mài mòn bề mặt một cách chính xác nhất. Lúc này các vết xước lớn của quá trình mài thô sẽ được làm mờ nhanh chóng. 
  • Sau khi đã chà một lần xong toàn bộ bề mặt xong thì tiếp tục lặp lại bước chà nhám nhưng sử dụng giấy mài P240, tiếp theo lặp lại bước chà nhám nhưng sử dụng giấy mài P400, tiếp tực lặp lại bước chà nhám nhưng sử dụng loại giấy mài P600.
  • Với quá trình mài mịn này chúng ta liên tục thay đổi giấy mài cho đến khi bề mặt inox sáng bóng như mong muốn là được

Bước 3: Đánh bóng và hoàn thiện bề mặt kim loại inox

  • Sau khi đã tiến hành mài mịn bề mặt inox với giấy nhắm grit 2000 bề mặt inox đã dần hoàn thiện nhưng bạn nhận thấy nó chưa đủ độ sáng bóng như hương phản chiếu. Đừng lo, bắt đầu sử dụng lơ đánh bóng để xử lý bề mặt inox một lần cuối sẽ đạt được kết quả như mong muốn.
  • Gắn vải mài vào máy đánh bóng và điều chỉnh tốc độ thấp, tiếp hành chà lơ đều lên vải mài sau đó điều chỉnh máy lên tốc độ 2000 – 3000 RPM và đánh đến khi bề mặt sáng bóng như mong đợi.

Hy vọng với những thông tin bổ ích trên của chúng tôi đã giúp các bạn hiểu rõ về đánh bóng inox, dụng cụ đánh bóng inox, cách đánh bóng và quy trình đánh bóng kim loại inox. Nếu như còn những thắc mắc chưa được giải đáp hãy gửi vào hòm thư của chúng tôi , hoặc có thể chat trực tiếp trong website: www.royvietnam.vn để được nhân viên có chuyên môn hỗ trợ nhé.

Có thể bạn quan tâm: