Danh sách các loại thép tấm được ứng dụng rộng rãi nhất 2021

Như các bạn cũng biết thép tấm là loại thép được ứng dụng khá phổ biến trên thị trường hiện nay. Thép tấm có rất nhiều ứng dụng và đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong ngành xây dựng và các ngành công nghiệp khác. Vậy hiện nay có các loại thép tấm nào? Quy cách và kích thước cơ bản của thép tấm cơ bản gồm những loại nào? Tất cả sẽ được làm rõ chi tiết trong bài viết dưới đây. Mời các bạn cùng theo dõi chi tiết qua bài viết dưới đây của chúng tôi nhé. 

Tìm hiểu thép tấm là gì?

Trước khi đi tìm hiểu về các loại thép tấm thì chúng ta cần hiểu được thép tấm là gì? Thép tấm là loại thép được ứng dụng rộng rãi trong các ngành đóng tàu, các ngành xây dựng dân dụng, kết cấu nhà xưởng, cầu cảng, xe lửa, dùng để sơn mạ, thùng, làm tủ điện, container, sàn xe, bồn xăng dầu, nồi hơi, cơ khí,…

Hiện nay, quy trình sản xuất thép tấm vô cùng phức tạp và đòi hỏi đơn vị sản xuất phải sử dụng kỹ thuật cao. Nguyên liệu để tạo thành những tấm thép này chính là quặng và một số các loại chất phụ gia. Sau đó những nguyên liệu này sẽ được tổng hợp cho vào lò nung để tạo thành những dòng thép nóng chảy rồi được xử lý để tách các tạp chất. Sau đó phần kim loại nóng chảy này sẽ trải qua nhiều công đoạn khác nhau, để tạo nên sản phẩm thép tấm với nhiều hình dạng và kích thước theo yêu cầu.

Các loại thép tấm
Thép tấm được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau

Các loại thép tấm phổ biến nhất thị trường hiện nay

Để có thể đáp ứng được tất cả những nhu cầu sử dụng của con người trong nhiều ngành nghề hay lĩnh vực khác nhau. Nhà sản xuất đã tạo thành các loại thép tấm với nhiều hình dạng và kích thước khác nhau theo yêu cầu của người dùng. Chính nhờ sự đa dạng và phong phú về mẫu mã sản phẩm cũng như đặc điểm và tính năng của mỗi dòng thép tấm khác nhau. Dưới đây là các loại thép tấm được ứng dụng nhiều nhất hiện nay.

Thép tấm cán nóng

Một trong các loại thép tấm phổ biến nhất hiện nay chính là thép tấm cán nóng. Đây là loại thép tấm được cán nóng, chúng sẽ được cắt rời từ cuộn hay được cán rời theo từng tấm. Những tấm thép cán nóng này được hình thành nhờ quá trình cán nóng trong một nhiệt độ cực cao, thông thường phải đạt đến nhiệt độ là 1000 độ C. Tấm thép này thường có màu xanh đen.

Tất cả những sản phẩm thép tấm cán nóng phải đảm bảo đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế mới được đưa vào sử dụng theo tiêu chuẩn của: Nga, Nhật Bản, Trung Quốc, Mỹ,… với mã tiêu chuẩn đạt JIS G 3101-2010/ GB-T 1591-2008/ ASTM A36M.

Thiết kế về quy cách của loại tấm thép cán nóng:

  • Độ dày thông thường cơ bản nhất là: 3 ly, 4, 5, 6, 8, 10, 12, 15, 20, 25, 30, 40, 50 ly… hoặc sản xuất theo độ dày yêu cầu của khách hàng.
  • Chiều ngang thông thường được thiết kế với kích thước: 750 mm, 1000 mm, 1250 mm, 1500 mm, 1800 mm, 2000 mm, 2500 mm,… hoặc sản xuất theo kích thước yêu cầu của khách hàng.

Thép tấm cán nóng rất được ưa chuộng trên thị trường hiện nay bởi giá thành sản phẩm rẻ lại phổ biến có thể dễ dàng mua được. Đồng thời loại thép tấm này cũng được sản xuất với đa dạng các độ ly để khách hàng chọn lựa.

Thép tấm cán nóng được sử dụng trong ngành công nghiệp xây dựng và ngành công nghiệp đóng tàu. Ngoài ra có thể ứng dụng để làm lót sàn ô tô, làm sàn di chuyển, bậc thang…

Xem thêm:Tổng hợp các loại thép không gỉ phổ biến nhất hiện nay

Các loại thép tấm 2
Thép tấm cán nóng được ứng dụng nhiều trong ngành công nghiệp, xây dựng

Thép tấm cán nguội

Đây là dòng sản phẩm được tạo ra dưới sự tác dụng lực cơ học và dầu để tạo thành những tấm thép cán nguội. Bề mặt sản phẩm thép tấm cán nguội thường có độ sáng bóng cực cao do trên bề mặt của nó có 1 lớp dầu. Vì thế mà nó thường có chất lượng bề mặt  đẹp hơn so với thép cán nóng.

Sản phẩm của thép tấm cán nguội thường được ứng dụng để đóng thùng ô tô, tấm lợp. Ngoài ra, nó còn được ứng dụng trong ngành công nghiệp gia dụng như: sản xuất tủ quần áo, khung nhôm cửa kính, đồ nội thất,…

Thiết kế về quy cách của loại tấm thép cán nguội:

  • Mác thép thông dụng nhất gồm: 08K, 08YU, SPCC, SPCD , SPCE, SPCC-1, SPCC-2.
  • Độ dày tấm thép cán nguội – tùy vào số lần cán như: 1 ly, 2 ly, 1,2 ly, 1,4ly, 1,5 ly, 1,6 ly, 1,8 ly,…hoặc sản xuất theo độ dày yêu cầu của khách hàng. Tuy nhiên loại thép tấm này thường có độ dày thấp hơn thép tấm cán nóng.
  • Chiều ngang thông thường được thiết kế với kích thước: 914 mm, 1.000 mm, 1.200 mm, 1.219 mm, 1.250 mm… hoặc sản xuất theo kích thước yêu cầu của khách hàng.
  • Xuất xứ: Trung Quốc, Nhật Bản, Nga,…

Những sản phẩm thép tấm cán nguội thường có thành phẩm bề mặt đẹp hơn rất nhiều so với thép tấm cán nóng. Bề mặt sản phẩm thường sáng bóng, mép biên sắc cạnh, màu sắc sản phẩm là màu xám sáng…. Tuy nhiên sản phẩm này lại có giá thành tương đối cao. Đồng thời quá trình bảo quản cũng tương đối phức tạp. Chính vì thế mà loại thép này thường không được ưa chuộng và sử dụng phổ biến như thép tấm cán nóng.

Các loại thép tấm 3
Quy cách thép tấm cán nguội sử dụng trong xây dựng

Thép tấm có gân – Thép tấm nhám

Đây cũng là một trong các loại thép tấm được nhiều người lựa chọn sử dụng. Loại thép tấm này còn được gọi là thép chống trượt. Do những tấm thép này có đường gân hay nhám trên bề mặt nên nó có tính ma sát cao có khả năng chống trượt. Chính vì đặc tính như vậy mà nó thường được ứng dụng để sử dụng trong các công trình nhà xưởng, làm sàn xe tải, lót nền, trụ cầu thang kính, trụ lan can kính… Hoặc nó còn được ứng dụng trong ngành cơ khí công nghiệp, dân dụng, dập khuôn, gia công các chi tiết máy. 

Thiết kế về quy cách của loại tấm thép chống trượt:

  • Xuất xứ: Nhật Bản, Trung Quốc, Anh, Việt Nam, Nga, Hàn Quốc, Mỹ, …
  • Tiêu Chuẩn: GOST, DIN, EN, GB, BS, ASTM, AISI, JIS
  • Mác Thép quy định: SS400, SS300, A36, AH36, S355, S275, S235, Q235A/B, Q345A/B, A572…
  • Độ dày thông thường cơ bản nhất là: 2 ly, 3ly, 4 ly, 5 ly, 6 ly, 8 ly, 10 ly, 12 ly, 14 ly… hoặc sản xuất theo độ dày yêu cầu của khách hàng. 
  • Chiều ngang thông thường được thiết kế với kích thước: 500mm, 900mm, 1000mm, 1020mm, 1250mm, 1350mm, 1500mm, 2000mm… hoặc sản xuất theo kích thước yêu cầu của khách hàng.
  • Chiều dài phổ thông: 1000mm, 2000mm, 3000mm, 4000mm, 5000mm, 6000mm

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về các loại thép tấm phổ biến trên thị trường hiện nay được ứng dụng trong nhiều ngành nghề khác nhau. Hy vọng qua bài viết này đã giúp quý khách hàng lựa chọn được loại thép tấm phù hợp với mục đích sử dụng của mình.