Bảng màu mica phổ biến nhất trên thị trường

Như các bạn cũng biết ứng dụng của những tấm mica với đầy đủ các màu sắc đa dạng đã được sử dụng rất phổ biến trên thị trường hiện nay. Những lĩnh vực ứng dụng mica tiêu biểu nhất phải kể đến là ngành nội thất, quảng cáo, quà tặng, tay nắm cửa kính,… Tuy nhiên, một câu hỏi được rất nhiều người quan tâm là bảng màu mica gồm những màu nào? độ dày tiêu chuẩn của các tấm mica là bao nhiêu? Hãy cùng ROY đi tìm hiểu về những thắc mắc này trong bài viết dưới đây nhé. 

Mica là gì?

Trước khi tìm hiểu về bảng màu mica thì chúng ta cần nắm được tấm mica là gì? Mica thực chất là một loại vật liệu được tạo ra từ nhựa dẻo. Những tấm mica xuất hiện đã dần thay thế cho những vật liệu làm từ thủy tinh. Với đặc tính cơ bản là dẻo, trong suốt, dễ dàng uốn dẻo và tạo hình bắt mắt cùng màu sắc vô cùng phong phú nên có thể đáp ứng được nhu cầu sử dụng đa dạng các vị trí khác nhau theo ý thích của người dùng.

Mica được ứng dụng làm biển quảng cáo, trang trí….

Bảng màu mica phổ biến nhất trên thị trường

Trên thị trường hiện nay xuất hiện trong bảng màu mica tới 80 màu khác nhau, cùng với đó chính là độ dày mica tiêu chuẩn đạt từ 1.8mm – 50mm. Tuy nhiên, không phải mẫu màu mica nào cũng có sẵn trên thị trường cho các bạn chọn mà nó còn phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng nhiều hay ít của người dùng. Một trong những màu mica được sử dụng nhiều nhất chính là màu mica trắng trong nó được dùng thay thế cho những tấm kính cường lực rất hiệu quả. 

Bảng màu mica cơ bản nhất của các Tấm Mica

Tuy bảng màu mica hiện nay có tới 80 màu khác nhau, thế nhưng những màu mica có sẵn trên thị trường hiện nay chỉ có khoảng 15 màu tiêu biểu được chúng tôi tổng hợp dưới đây như sau: 

– Mã mica 000: Mica màu trong suốt.

– Mã mica 425: Mica màu trắng sữa.

– Mã mica 422: Mica màu cháo.

– Mã mica 402: Mica màu trắng sành (sứ).

– Mã mica 135: Mica màu đỏ.

– Mã mica 502: Mica màu đen.

– Mã mica 266: Mica màu cam.

– Mã mica 235: Mica vàng.

– Mã mica 814: Mica màu nâu cafe.

– Mã mica 348: Mica màu xanh lá già.

– Mã mica 347: Mica màu xanh lá non.

– Mã mica 522: Mica màu màu trà.

– Mã mica 327: Mica màu xanh tím than.

– Mã mica 835: Mica màu xanh coban.

– Mã mica 324: Mica màu xanh Nokia.

Các màu sắc của tấm mica thường được nhà sản xuất quy chuẩn bằng hệ thống các ký hiệu nhằm giúp người dùng dễ dàng nhận biết.

Tham khảo: 8 Lợi ích tấm mica trắng xuyên sáng không thể bỏ qua

Bảng màu mica
Bảng màu mica đang được sử dụng nhiều nhất

Phân loại bảng màu mica dựa vào nguồn gốc

Ngoài ra, trên thị trường hiện nay còn xuất hiện có 2 loại bảng màu mica chuẩn được người ta phân loại dựa trên nguồn gốc sản xuất mica bao gồm các màu sau:

+ Phân loại bảng màu Mica Đài Loan Fusheng (FS): đây là những mẫu mã mica có màu sắc phong phú tất cả đều đảm bảo được xử lý bề mặt một cách tinh tế nhằm tạo độ mịn cho mica đồng thời vô cùng bắt mắt người dùng với độ dày tấm mica trung bình khoảng từ 2 đến 20mm.

+ Bảng màu Mica Đài Loan Sơn Hà (SH): Đây là những mẫu mica gồm nhiều màu sắc khác nhau với độ đục trong rất đa dạng. Từ đó giúp người dùng dễ dàng lựa chọn được những màu sắc phù hợp với thiết kế cần sử dụng.

+ Bảng màu Mica Chochen: Đây là tổng hợp của những tấm mica có bề mặt mịn hơn các loại mica thông thường khác, màu sắc của những tấm mica này thường mang sự tươi sáng, rất phù hợp để tạo ra những tấm biển bảng hiệu trang trí ngoài trời.

Xem thêm: Mica màu là gì? Đặc tính, ưu điểm và ứng dụng

Bảng màu mica 2
Phân loại màu sắc tấm mica

Độ dày tiêu chuẩn của các Tấm Mica

Theo thông tin từ phía nhà sản xuất, những tấm mica có thể sản xuất với độ dày tiêu chuẩn từ 1.5mm đến 50mm, tùy theo nhu cầu sử dụng của mỗi công trình hoặc áp dụng những công nghệ sản xuất khác nhau. Tuy nhiên, thông thường những tấm mica này còn được sản xuất dựa trên thực tế và tùy theo nhu cầu sử dụng của thị trường mà thiết kế độ dày của tấm mica còn bị ảnh hưởng và phụ thuộc vào màu sắc mica, cụ thể như sau:

  • Mã mica 000 – Mica màu trong suốt: Thường sản xuất với các độ dày tiêu biểu là 1.8mm; 2mm; 2.8mm; 3mm; 4mm; 4.5mm; 4.8mm; 5mm; 8mm; 10mm; 15mm; 20mm.
  • Mã mica 425 – Mica màu trắng sữa: Thường sản xuất với các độ dày tiêu biểu là 2mm; 2.8mm; 4.8mm;
  • Mã mica 422 – Mica màu cháo: Thường sản xuất với các độ dày tiêu biểu là 2mm; 2.8mm; 4.8mm; 8mm; 10mm;
  • Mã mica 402 – Mica màu trắng sành (sứ): Có các độ dày tiêu biểu là  2mm; 2.8mm
  • Mã mica 135 – Mica màu đỏ: Thường sản xuất với các độ dày tiêu biểu là 2mm; 2.8mm
  • Mã mica 502 – Mica màu đen: Độ dày tiêu biểu là 2mm; 2.8mm; 4.8mm;
  • Mã mica 266 – Mica màu cam: Có độ dày tiêu biểu là 2mm; 
  • Mã mica 235 – Mica màu vàng: Thường sản xuất với các độ dày tiêu biểu là 2mm; 2.8mm
  • Mã mica 814 – Mica màu nâu cafe: Có độ dày tiêu biểu là 2mm;
  • Mã mica 348 –  Mica màu xanh lá già: Thường sản xuất với các độ dày tiêu biểu là 2mm; 2.8mm
  • Mã mica 347 – Mica màu xanh lá non: Có độ dày tiêu biểu là 2mm; 2.8mm
  • Mã mica 522 – Mica màu màu trà: Thường sản xuất với các độ dày tiêu biểu là 2.8mm
  • Mã mica 327 – Mica màu xanh tím than: Thường sản xuất với các độ dày tiêu biểu là 2mm; 2.8mm
  • Mã mica 835 – Mica màu xanh coban: Có độ dày tiêu biểu là 2mm; 2.8mm
  • Mã mica 324 – Mica màu xanh Nokia: Thường sản xuất với các độ dày tiêu biểu là 2mm.

Xem thêm: Mica gương là gì? Đặc điểm, ứng dụng của mica gương

Bảng màu mica 3
Độ dày tiêu chuẩn của từng tấm mica trắng

Hy vọng với những thông tin chúng tôi chia sẻ trên đây đã giúp các bạn nắm được bảng màu mica thông dụng gồm những màu nào và kích thước tấm mica tiêu chuẩn theo từng màu mica.

Có thể bạn quan tâm: