Công nghệ mạ vàng PVD đang được ứng dụng trong nhiều ngành nghề, tạo nên những sản phẩm với sự sang trọng và bền màu theo thời gian. Tuy nhiên mạ vàng PVD là gì, có những ưu – nhược điểm gì thì không hẳn ai cũng biết. Cùng tìm hiểu với chúng tôi nếu như bạn đang quan tâm đến vấn đề này nhé!
Mục lục
Mạ vàng PVD là gì?
PVD là tên viết tắt của cụm từ Physical vapor deposition, ý nghĩa của cụm từ này chính là lắng đọng hơi vật lý.
Mạ vàng PVD là công nghệ mạ tiên tiến nhất hiện nay có quy trình thân thiện với môi trường, tạo ra bề mặt đẹp và bền màu cho các sản phẩm trang sức, đồ dùng nội thất – kiến trúc, thiết bị gia dụng, thiết bị y tế,… Các sản phẩm mạ vàng trước khi công nghệ mạ PVD ra đời đều có độ bền màu thấp, dễ bị bong tróc. Nhờ có công nghệ mạ PVD mà sản phẩm bền màu hơn, khó bị bong tróc hơn từ đó giúp tăng tuổi thọ sản phẩm.
Việc kết hợp mạ PVD với lõi inox (thép không gỉ) tạo ra sản phẩm bền bỉ, cứng cáp hơn từ trong ra ngoài. Đặc biệt hơn là sự kết hợp giữa mạ vàng PVD cùng thép không gỉ 304 có tính chống ăn mòn cực tốt, thẩm mỹ cao.
Các giai đoạn chế tác của mạ vàng PVD
Để tạo ra một tác phẩm mạ vàng PVD hoàn chỉnh. Công nghệ mạ vàng PVD cần phải trải qua 4 giai đoạn chính sau:
- Giai đoạn bốc hơi
- Giai đoạn vận chuyển
- Giai đoạn phản ứng
- Giai đoạn lắng đọng
Toàn bộ quá trình diễn ra mạ vàng PVD đều diễn ra theo một quy trình khép kín, đạt chuẩn chất lượng. Cụ thể:
Giai đoạn 1: Bốc hơi kim loại (Evaporation)
Tên tiếng anh của giai đoạn này chính là Evaporation. Đây là giai đoạn mà các kim loại bắt đầu chuyển từ thể rắn sang thể lỏng. Cụ thể là từ rắn sang hơi. Ở giai đoạn này, các nguyên tử của kim loại điện cực sẽ được tách rời. Nguyên nhân là do sự hội tụ năng lượng của nguồn di chuyển trên bề mặt catot. Chúng sẽ phá vỡ các liên kết tinh thể của kim loại. Khiến cho chúng sẽ tan chảy và bốc hơi.
Bên cạnh đó, các nguyên tử kim loại như: Ti, Zr, Cr… sẽ va chạm với các điện tử và các ion khác hiện hữu trong môi trường plasma. Sự va chạm này sẽ khiến các nguyên tử kim loại trở thành những ion Ti +, Zr +, Cr +… và Ti ++, Zr ++, Cr ++…
Giai đoạn 2: Vận chuyển (Transportation)
Giai đoạn 2 hay còn gọi là giai đoạn Vận chuyển. Tên tiếng anh sẽ là Transportation.
Đây là giai đoạn mà các ion Ti +, Zr +, Cr +… và Ti ++, Zr ++, Cr ++… sẽ di chuyển thẳng đến sản phẩm cần mạ thông qua tác dụng của điện trường.
Giai đoạn 3: Phản ứng (Reaction)
Ở giai đoạn này khi các ion kim loại điện cực vận chuyển. Chúng sẽ kết hợp với các ion của khí. Từ đó tạo ra một hỗn hợp khí màu sắc để tạo nên một lớp phủ. Trong quá trình phản ứng. Các ion kim loại khí sẽ tương ứng với nhau để tạo ra các màu sắc khác biệt.
Giai đoạn 4: Lắng đọng (Deposition)
Deposition là giai đoạn cuối cùng của công đoạn chế tác mạ vàng PVD. Giai đoạn này, các hợp chất kim loại cùng với hỗn hợp khí sẽ lắng đọng lại với nhau. Để tạo nên một lớp phủ đẹp và bắt mắt cho từng sản phẩm.
Do tính chất bám phủ chắc chắn của các kim loại có độ cứng cao. Vì thế, công đoạn chế tác mạ vàng PVD có ý nghĩa lớn trong các chi tiết quan trọng của máy móc, thiết bị.
Ưu và nhược điểm của công nghệ mạ vàng PVD hiện nay
Mỗi loại mạ vàng sẽ có những ưu và nhược điểm khác nhau. Mạ vàng PVD cũng không ngoại lệ. Việc nắm bắt được ưu và nhược điểm của công nghệ mạ vàng PVD sẽ giúp cho các bạn lựa chọn được loại hình mạ vàng phù hợp với mình. Từ đó, giúp người sử dụng tiết kiệm được thời gian cũng như công sức và kinh phí cho bạn.
Ưu điểm mạ PVD
Hiện nay, mạ PVD là một trong những công nghệ được áp dụng một cách phổ biến trong ngành công nghiệp sản xuất thiết bị y tế, các chi tiết máy công nghiệp; dụng cụ quang năng, hóa học và điện tử. Lý do mà mạ PVD được ứng dụng nhiều hiện nay là bởi:
- An toàn với con người và môi trường
- Tạo ra được lớp mạ đồng nhất, đều màu. Nguyên nhân là do quá trình xi mạ diễn ra trong môi trường chân không, dưới tác động của Plasma. Vì thế, kim loại để mạ không phải chịu tác động từ không khí hay tạp chất.
- Chất liệu để làm nên lớp mạ PVD đều là những chất liệu tốt. Vì thế dễ triển khai với quy mô lớn.
- Tiết kiệm chi phí. Bởi thực tế có một số quy trình để tạo ra lớp mạ PVD được làm từ các nguyên liệu có chi phí rẻ tiền. Vì thế chi phí đầu tư thấp. Đây cũng là lý một trong những lý do khiến mạ PVD được ứng dụng nhiều trong ngành sản xuất công nghiệp.
Nhược điểm mạ PVD
Bên cạnh các ưu điểm kể trên, mạ PVD vẫn còn tồn tại một số nhược điểm như:
- Vật thể sẽ bị bao phủ một cách toàn bộ PVD mà không thể tách riêng đường nét theo ý nguyện. Bởi trong quá trình xử lý mạ PVD, các nguyên tử sẽ xáo trộn vào nhau. Khiến cho việc kiểm soát trong lồng chân không không thể thực hiện được.
- Nếu như bạn sử dụng mạ PVD vào việc chế tạo máy móc. Chi phí đầu tư sẽ rất lớn. Vì thế mà quy trình mạ PVD chỉ áp dụng cho các đơn vị sản xuất công nghiệp với quy mô vừa và nhỏ.
- Không thể áp dụng mạ PVD trong ngành chế tác trang sức. Bởi các nguyên liệu để mạ phủ lồng PVD không có tính thẩm mỹ cao như Au, Platin, Rodi…
Đến đây chắc hẳn các bạn đã hiểu rõ hơn về công dụng, ưu nhược điểm của mạ vàng PVD rồi đúng không nào. Hy vọng với những gì mà ROY Việt Nam cung cấp trong nội dung bài viết hôm nay, sẽ giúp bạn có những lựa chọn sáng suốt trong quá trình sản xuất của mình.
ROY cũng là đơn vị sử dụng công nghệ mạ PVD kết hợp với inox SUS 304 tạo nên dòng sản phẩm tay nắm cửa kính mạ vàng, chân trụ cầu thang inox,… bán chạy nhất trên thị trường. Nếu bạn đang có nhu cầu về những sản phẩm này cho công trình của mình hãy liên hệ ngay theo số hotline 094 235 1919 để nhận được tư vấn, báo giá chi tiết.