Cửa kính cường lực là loại cửa đang được sử dụng rất phổ biến trong các công trình xây dựng hiện nay như gia đình, văn phòng công ty,… nhờ độ an toàn, độ bền và tính thẩm mỹ cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm được cấu tạo cửa kính cường lực. Bài viết dưới đây ROY sẽ giúp bạn giải đáp một cách chi tiết nhất. Mời các bạn cùng theo dõi để có cái nhìn sâu sắc hơn về dòng cửa kính cường lực này.
Mục lục
Cửa kính cường lực là gì?
Trước khi tìm hiểu về cấu tạo cửa kính cường lực thì chúng ta cần nắm được cửa kính cường lực là gì? Như các bạn cũng biết kính cường lực là sản phẩm được lựa chọn dùng trong các công trình xây dựng. Kính cường lực hiện nay gồm 2 loại cơ bản nhất là kính bán cường lực và kính cường lực hoàn toàn. Loại cửa kính bán cường lực thường có độ cứng gấp đôi so với những loại kính thông thường khác. Điểm nổi bật nhất của loại kính này chính là khi có va chạm mạnh xảy ra kính sẽ không vỡ thành những mảnh sắc như kính khác.
Trong khi đó loại kính cường lực hoàn toàn thường có độ cứng cao hơn gấp 4 đến 5 lần kính khác. Đặc điểm nổi bật của loại kính này chính là khi có sự va chạm mạnh làm vỡ kính thì sẽ thành những hạt vụn như hạt ngô, không gây sát thương.
Xem thêm: Những lỗi thường gặp và cách sửa chữa cửa kính tại nhà nhanh
Cấu tạo cửa kính cường lực
Cấu tạo cửa kính cường lực hiện nay bao gồm hai bộ phận chính đó là kính cường lực và hệ thống các loại phụ kiện kính đi kèm. Mỗi bộ phận này sẽ có những đặc điểm và công năng riêng để tạo thành một bộ sản phẩm cửa kính cường lực hoàn thiện đẹp mắt và sang trọng.
Bộ phận kính cường lực
Kính cường lực chính là bộ phận đóng vai trò quan trọng nhất trong toàn bộ hệ thống cửa kính. Kính được sử dụng làm cửa sẽ được thiết kế với độ dày từ 8mm đến 12mm. Trên bề mặt kính sẽ được thiết kế các chi tiết để bắt với bản lề, các lỗ, để lắp đặt tay nắm cửa kính. Nguyên liệu kính cường lực thường có đặc điểm chính là độ bền cao, khả năng chịu lực rất tốt nên tuổi thọ kính lâu dài.
Đặc biệt, kính có tính cách âm, cách nhiệt tốt nên nó phù hợp với đa dạng các không gian nhà phố, văn phòng, trung tâm thương mại hay cửa hàng…. Kích thước cửa kính được sản xuất tùy thuộc vào nhu cầu lắp đặt của người dùng. Tuy nhiên kích thước phổ thông nhất là 800×2200 mm.
Bản lề
Bản lề là bộ phận được cơ cấu có khả năng chịu lực cho cánh cửa kính cường lực và giúp cửa đóng mở nhịp nhàng. Bản lề là bộ phận được thiết kế là phần nối với kính thông qua kẹp kính bằng một trục xoay tròn, dính liền với bản lề.
Kẹp kính
Kẹp kính là bộ phận không thể thiếu khi nhắc đến cấu tạo cửa kính cường lực. Trên thị trường hiện nay xuất hiện hai loại kẹp kính phổ biến là dạng kẹp nhỏ và kẹp lớn. Với những sản phẩm cửa kính thông thường phải dùng loại kẹp lớn để đảm bảo an toàn, tránh tình trạng nứt vỡ. Kẹp kính được gắn với kính bằng cách khoan 2 lỗ có đường kính bằng với độ dày của kính. Hiện nay có các loại kẹp kính như sau:
- Kẹp trên: Là bộ phận liên kết các tấm kính cố định để khi cửa mở quay thì cửa kính vẫn chắc chắn và an toàn
- Kẹp giữa: Là bộ phận dùng để liên kết cánh cửa với các tấm kính
- Kẹp dưới: Là bộ phận dùng để liên kết với bản lề sàn qua ngỗng từ đó nhằm đảm bảo cho hoạt động đóng mở được thuận lợi và nhẹ nhàng
- Kẹp L: Là bộ phận được dùng để kẹp các tấm kính cố định liên kết với cánh cửa thông qua kẹp giữa.
Tay nắm cửa kính cường lực
Một bộ cửa kính hoàn chỉnh không thể bỏ qua thiết kế của tay nắm cửa. Mỗi cánh cửa này đều được lắp 1 bộ gồm 2 phần nằm đối nhau 2 bên tấm kính. Tay nắm cửa kính cường lực có tác dụng chính là hạn chế sự tiếp xúc của tay nên bề mặt kính làm bẩn và mờ kính. Tuy nhiên, công dụng lớn nhất vẫn là giúp quá trình thao tác đóng mở cửa diễn ra nhanh chóng và thuận tiện nhất. Hiện nay có rất nhiều loại tay nắm được làm từ nhiều vật liệu khác nhau như: tay nắm cửa gỗ, tay nắm cửa inox, tay nắm mica…
Khóa cửa
Thông thường trong thiết kế cửa kính cường lực người ta thường sử dụng khóa sàn hay gọi là khóa chân kính, khóa kẹp chân kính. Loại khóa này thường có thiết kế hình chữ nhật và được lắp dưới cửa kính.
Ngoài ra, trên thị trường hiện nay cũng đã có những dòng khóa cửa thông minh dành cho cửa kính cường lực, cửa kính thủy lực. Với đặc trưng của cửa kính là dễ vỡ, nên khi thiết kế khóa cửa thường sẽ không khoan cắt, mà khi lắp đặt khóa cửa sẽ được gắn trực tiếp lên kính.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về cấu tạo cửa kính cường lực cơ bản nhất để bạn tham khảo. Hy vọng những thông tin này đã thực sự hữu ích với các bạn, tùy thuộc vào mẫu cửa khác nhau mà cấu tạo cửa kính cũng sẽ có sự khác biệt đôi chút. Vì vậy trước khi lắp đặt cửa kính các bạn nên có sự tìm hiểu kỹ về kích thước cửa và các bộ phận liên quan đến hệ thống cửa kính để tạo ra một hệ thống cửa hoàn hảo nhất.