Có thể các bạn không biết inox sau khi hàn hoặc gia công nhiệt thì sẽ để lại ở trên bề mặt những vết đen. Và việc xử lý để bề mặt inox có thể trở lại sáng bóng được hay không đang là vấn đề được các nhà sản xuất đều quan tâm. Vì vậy, Bài viết của chúng tôi xin chia sẻ với tất cả các bạn về cách đánh bóng inox và quy trình đánh bóng inox nhé.
Mục lục
Tổng quan về kim loại inox
- Như các bạn đã biết inox là một loại hợp kim gồm nhiều nguyên tố như sắt, kẽm, carbon, niken, crom…
- Inox có độ cứng, độ sáng bóng và còn có khả năng chống được sét rỉ phụ thuộc vào các thành phần trong inox.
- Inox có khả năng chống được sét rỉ và các tác động của môi trường xung quanh như acid, bazo, muối trong môi trường thực phẩm, mỹ phẩm và các hóa chất có tính ăn mòn nhẹ…
- Vì inox có tính chất như vậy, nên inox được ứng dụng rất rộng rãi vào trong rất nhiều các ngành nghề khác nhau như: Thiết bị inox để dược phẩm, thiết bị inox để thực phẩm, inox dành cho ngành trang trí, inox làm đồ da dụng và rất nhiều ngành nghề khác.
- Tất cả các thiết bị và các sản phẩm cao cấp được làm từ inox đều có yêu cầu kỹ thuật về bề mặt có độ bóng rất cao. Vậy nên quy trình đánh bóng inox rất được mọi người quan tâm.
Xem thêm: Tìm hiểu về một số máy đánh bóng inox tấm tốt nhất 2021
Độ bóng inox
Độ bóng của inox thông thường được chia ra làm các loại phổ biến như sau:
– Inox có một bề mặt thô: Đó là loại bề mặt inox được đúc, hoặc cán thô thường, inox này được gọi là No1.
– Bề mặt inox tinh 2B: Được nhập khẩu từ nước ngoài nên bề mặt có độ bóng mờ, thông thường thì inox tấm này có độ dày trung bình là <5mm và được gọi là 2B. Inox này được đánh giá là có bề mặt khá là đẹp nhưng trong quá trình gia công sẽ ít nhiều làm cho bề mặt inox sẽ bị xước, cháy và ố vàng.
– Bề mặt inox xước hairline: Đây là loại inox có các xước rất nhỏ hoặc các sọc nhỏ rất mịn và đều ở trên nền inox bóng, inox xước hairline được chia làm 2 loại đó là, inox xước hairline mịn có sọc ngắn và inox hairline có sọc dài thường được gọi là No4. Loại xước hairline có sọc ngắn mịn có thể được người thợ gia công bằng Phương pháp thủ công.
– Bề mặt inox bóng mờ: Đây là loại inox xước hairline đã được xử lý qua bằng cách đánh bóng bằng nỉ vải, loại nỉ vải này còn thường được gọi là nỉ đánh sọc hairline hoặc là sơ mài đánh sọc xước hairline, loại nỉ này còn có 2 dạng đó là bánh nỉ và vòng nỉ.
– Bề mặt inox bóng gương mirror BA: Đây là loại inox rất sáng và bóng hay thường gọi là No8 hoặc BA. Đối với loại inox này còn có thể soi gương được.
Độ bóng của inox rất đa dạng và nó phụ thuộc vào các loại lơ và bảnh vải sử dụng để có thể đạt được độ bóng cao như vậy.
Xem thêm: Tổng hợp các dụng cụ đánh bóng inox phổ biến trên thị trường
Cách đánh bóng inox
Để có thể giúp cho các bạn hiểu sâu hơn về cách đánh bóng inox sau khi hàn, chúng tôi xin giới thiệu về quá trình gia công bề mặt inox bằng phương pháp cơ học với 4 bước dưới dây :
- Bước 1: Mài (Grinding);
- Bước 2: Tiến hành đánh bóng thô (polishing);
- Bước 3: Đánh bóng bằng vải và kết hợp với bột đánh bóng – đánh bóng tinh (buffing);
- Bước 4: Đánh sọc (Brushing).
Các cách đánh bóng inox sau khi gia công
Mài thô bề mặt các vết hàn và các điểm bị gia công nhiệt.
- Quá trình mài bóng inox và đánh bóng inox đó là hai hình thức gia công bề mặt inox để tẩy đi lớp kim loại ở trên bề mặt inox bằng cách cắt gọt và trà miết.
- Mài sẽ được thực hiện để loại bỏ sự nhấp nhô của bề mặt inox hay các mối đã hàn. Đánh bóng bề mặt này là quá trình sẽ được dùng sau khi các bạn đã hoàn thành quá trình mài.
- Kết quả của quá trình sẽ tác động trực tiếp đến quá trình đánh bóng gương cho bề mặt inox.
Xem thêm: Top 3 loại máy đánh bóng inox cầm tay mới nhất 2021
Đánh bóng tinh bằng phớt vải
- Đối với quá trình này sẽ không giống với quá trình mài phá bề mặt inox, quá trình đánh bóng bằng vải và bột chuyên dụng này sẽ không làm mất lớp kim loại trên bề mặt inox một cách nhanh chóng.
- Trong quá trình đánh bóng inox này sẽ làm cho bề mặt inox nhẵn mịn và sáng hơn để có được độ tương phản cao hơn. Vật liệu được sử dụng ở đây là bánh vải đánh kết hợp cùng với kem đánh bóng hoặc là bột đánh bóng để có thể tạo ra độ bóng của bề mặt inox.
- Độ bóng của bề mặt inox còn phải phụ thuộc rất nhiều vào quá trình như mài thô trước khi đánh bóng và chất liệu của sản phẩm và yếu tố cơ bản đó là thành phần niken ở trong Inox. Nếu ở trong quá trình mài thô không được làm tốt thì bước đánh bóng này sẽ không đạt kết quả như mong đợi.
- Vải đánh bóng có rất nhiều loại khác nhau, những loại vải này sẽ phù hợp với từng công đoạn đánh bóng và yêu cầu khác nhau của sản phẩm.
- Đối với loại vải đánh bóng có độ mịn ở mức trung bình thì thường được dùng để đánh bóng các sản phẩm như: dao, thìa, muỗng…
- Một số loại vải đánh bóng cao cấp hơn thì được dùng để đánh bóng các thiết bị ngành dược và các loại inox trang trí cao cấp.
Đánh bóng inox bằng máy
- Đối với cách đánh bóng inox bằng máy xóc rung ba chiều này là một hình thức để xử lý cho bề mặt inox được bóng, sáng đạt 90% so với đánh bằng phương pháp phớt vải.
- Điều khác biệt ở đây là việc đánh bóng bằng máy đánh bóng rung 3 chiều hay còn gọi là máy xóc rung 3 chiều là dùng máy để có thể đánh bóng kết hợp với những bi thép và các hóa chất đánh bóng thay cho những phớt vải và lơ.
- Cách đánh bóng inox bằng máy có những ưu điểm nổi trội hơn đó là: giảm được chi phí nhân công, tăng cao năng suất lao động và sản phẩm cho ra sẽ có độ đồng đều cao.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về cách đánh bóng inox, nếu các bạn quan tâm đến vấn đề này thì hy vọng bài viết này đã thực sự giúp ích cho nhiều người hiểu hơn về công nghệ đánh bóng inox này.