Như các bạn cũng biết, thép là một trong những loại vật liệu được sử dụng vô cùng phổ biến trong ngành xây dựng hiện nay. Trên thị trường xuất hiện nhiều loại với những hình dạng khác nhau để phù hợp với nhu cầu sử dụng của con người như: thép tròn, thép tấm, thép hình chữ H, chữ I,… Khi các chủ đầu tư nắm rõ được trọng lượng của thép sẽ giúp xác định được khối lượng thép cần dùng cho mỗi công trình tránh trường hợp nhầm lẫn thiếu sót. Vậy trọng lượng nghĩa là gì? Công thức tính trọng lượng thép như thế nào? Tất cả sẽ được chúng tôi giới thiệu trong bài viết dưới đây.
Mục lục
Trọng lượng là gì?
Trong Vật Lý, trọng lượng được hiểu là cường độ hay chính là độ lớn lực hút của Trái Đất tác dụng lên một vật nào đó. Lực hút tác dụng đó được gọi là trọng lực. Đơn vị đo trọng lượng là Newton, ký hiệu là N.
Công thức tính trọng lượng được quy định cụ thể như sau: P = m.g
Trong đó:
- P: Là trọng lượng ký hiệu là (N)
- m: Là Khối lượng đơn vị tính là (kg)
- g: Là gia tốc trọng trường (m/s2).
Công thức tính trọng lượng riêng của thép là gì?
Công thức tính trọng lượng thép được xác định bằng trọng lượng của một đơn vị thể tích thép hay có thể hiểu một cách đơn giản thì đây chính là lực hút của Trái đất tác động lên vật liệu thép.
Kí hiệu trọng lượng riêng của thép là d, đơn vị tính được xác định là N/m3.
Khi biết về trọng lượng riêng của thép thì người ta có thể tính được khối lượng riêng của chất đó.
- Công thức tính trọng lượng thép được xác định bằng công thức: d = P / V
- Khối lượng riêng và trọng lượng riêng : d = 9.81 x D
- Khối lượng (kG) và Trọng lượng ( kN) là 2 đại lượng khác nhau.
Các công thức tính trọng lượng thép
Thực tế cho thấy, vật liệu thép được phân chia thành nhiều loại với nhiều hình dạng khác nhau như: Thép tròn, thép tấm, thép vuông hay thép v, thép hình chữ H, thép hình chữ I,… Vì vậy, mỗi loại thép này thường sẽ có công thức tính trọng lượng thép khác nhau. Dưới đây là một số chia sẻ của chúng tôi về công thức tính trọng lượng thép được chúng tôi tổng hợp như sau:
Lưu ý về một số ký tự viết tắt trong quá trình tìm hiểu về công thức tính trọng lượng thép:
- O.D: Đường kính ngoài
- W: Độ rộng của thép
- A: Chiều dài cạnh của thép (mm)
- T: Độ dày của thép (mm)
- L: Chiều dài của thép
- A1 và A2 là cạnh số 1 và cạnh số 2 thép
- I.D: Đường kính trong.
Công thức tính trọng lượng thép tròn đặc:
Một số ký hiệu khi tính toán như sau:
- OD (Out Diameter): chính là đường kính ngoài (mm)
- R (radius): chính là bán kính (đơn vị tính là: mm)
Cách 1: Công thức tính trọng lượng thép tròn đặc số 1
Trọng lượng thép tròn đặc số 1 = 0.0007854 x OD x OD x 7.85
Cách 2: Cách tính trọng lượng thép tròn đặc số 2
Trọng lượng thép tròn đặc số 2 = R2/40.5
Cách 3: Cách tính trọng lượng thép tròn đặc số 3
Trọng lượng thép tròn đặc số 3 = R2 x 0.02466
Cách 4: Công thức tính trọng lượng thép tròn đặc số 4
Trọng lượng thép tròn đặc số 4 = OD2 x 0.00617
Cách 5: Cách tính trọng lượng thép tròn trơn số 5
Trọng lượng thép tròn đặc số 5 = OD2 / 162
Cách tính thép ống tròn
Trọng lượng thép ống tròn: m = 3.14 x T x (od – T) x 7.85 x 0.001 x L
Cách tính trọng lượng riêng của vật liệu thép hộp – vuông
Trọng lượng thép hộp vuông: m= (4 x T x a – 4T2) x 7.85 x 0.001 x L
Trọng lượng thép hình dạng hộp – chữ nhật
Trọng lượng thép dạng hộp chữ nhật: m = [2 x T x (a1 + a2) – 4T2] x 7.85 x 0.001 x L
Hướng dẫn tính trọng lượng riêng của thép tấm
Trọng lượng thép tấm được xác định bằng công thức = Độ dày (mm) x Chiều rộng (mm) x Chiều dài (mm) x 7.85 (g/cm3).
Cách tính trọng lượng riêng của cây thép đặc vuông
Trọng lượng thép đặc vuông được tính là = 0.001 x W(mm) x W(mm) x 7.85 x L(m)
Cách tính trọng lượng thép đặc hình lục lăng
Trọng lượng thép hình lục lăng(kg) = 0.000866 x I.D(mm) x 7.85 x L(m)
Lợi ích của việc nắm được trọng lượng thép là gì?
Khi các bạn nắm bắt được trọng lượng thép sẽ giúp ích rất nhiều trong các công việc liên quan đến thiết kế, bản vẽ, tính toán các con số một cách chính xác trước khi bắt đầu xây dựng một công trình nào đó. Từ đó giúp cho sự phân chia số lượng thép cho các công trình được sắp xếp một cách hợp lý và khoa học.
Không những thế, người mua hàng cũng thường sử dụng bảng tỷ trọng thép để tra cứu hoặc sử dụng công thức này để kiểm tra khối lượng hàng hóa thực tế được giao có đúng so với số lượng đặt hàng hay không.
Trên đây là toàn bộ những thông tin chia sẻ của chúng tôi về công thức trọng lượng thép. Hy vọng những thông tin này đã thực sự hữu ích cho các bạn cần sử dụng đến nó.